Giáo án Địa lí 10

PPCT: Tiết 1, Tuần 1.
PHẦN I : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG I : BẢN ĐỒ
Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG
ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ.

I.  MỤC TIÊU BÀI HỌC :
                Sau bài học, học sinh cần:
                1. Kiến thức:
                Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
                2. Kỹ năng:
                Qua các kí hiệu của bản đồ, HS nhận biết được các đối tượng địa lí thể hiện ở từng PP khác nhau.
                3. Thái độ:
                Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY TRÒ:
                Chọn một số bản đồ treo tường VN thể hiện đầy đủ các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trong bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
                1. Ổn định lớp: 1 phút)     
                2. Bài mới: (2 phút)
                   a. Mở bài: Đối tượng nghiên cứu của Địa lý là rất rộng (ĐLTN và ĐLKTXH). Do vậy, để thể hiện được các đối tượng đó người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp này.
   b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu PP kí hiệu – Cặp đôi (8 phút)
*Bước 1: Phương pháp  kí hiệu được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố như thế nào?
- Cách thể hiện của PP?
- Bao gồm những dạng nào?
* Bước 2:HS làm việc theo cặp, dựa vào hình 2.1 và 2.2 để trả lời các câu hỏi.
* Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
Gv: Dựa vào hình 2.2, hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?
HS trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu PP kí hiệu đường chuyển động-cặp đôi (8 phút)
* Bước 1: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động được sử dụng để thể hiện những đối tượng địa lí nào? Cách thể hiện của phương pháp là gì?
* Bước 2: Học sinh dựa vào hình 2.3 và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi.
* Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
Gv: Quan sát hình 2.3, cho biết PP kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp chấm điểm- cặp đôi (8 phút)
* Bước 1: Phương pháp chấm điểm thể hiện các đối tượng nào? Cách thể hiện?
*Bước 2: Dựa vào hình 2.4 và nội dung SGK các em trả lời các câu hỏi.
*Bước 3: Gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp bản đồ - biểu đồ - cặp đôi (8 phút)
 * Bước 1: dựa vào SGK em hiểu như thế nào về PP bản đồ - biểu đồ?
* Bước 2: HS nghiên cứu SGK và hình 2.5 để trả lời.
* Bước 3: Gv chuẩn kiến thức.
      Ngoài ra còn có các PP khác để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ: PP kí hiệu theo đường, đường đẳng trị, khoanh vùng, nền chất lượng...
1. Phương pháp kí hiệu.
- Đối tượng thể hiện: các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản.
- Cách thể hiện: những kí hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
- Có 3 dạng kí hiệu chính: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.






2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:
- Đối tượng thể hiện:sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng biển...) và các hiện tượng kinh tế - xã hội (các luồng di dân, vận chuyển hàng hóa...) trên bản đồ.
- Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển.



3. Phương pháp chấm điểm:
- Đối tượng thể hiện: các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi...
-  Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm chấm (.) đều có một giá trị nào đó.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:
- Đối tượng thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính).
- Cách thể hiện:  sử dụng các biều đồ dặt vào các phạm vi và các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ.



c.  Củng cố - luyện tập: (9 phút)
                Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau:
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu


Phương pháp kí hiệu đường chuyển động


Phương pháp chấm điểm


Phương pháp bản đồ - biểu đồ


v      Thông tin phản hồi:
Phương pháp
Biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
Các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
Vị trí, quy mô, cơ cấu, chất lượng, động lực phát triển.
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH.
Sự di chuyển, khối lượng, tốc độ.
Phương pháp chấm điểm
Các hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ.
Quy mô, khối lượng.
Phương pháp bản đồ-biểu đồ
Các đối tượng phân bố trên một đơn vị lãnh thổ.
Giá trị tổng cộng của một hiện tượng.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút )   Học bài, chuẩn bị bài mới.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----



PPCT: Tiết 2, Tuần 1.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG.

I. MỤC TIÊU: sau bài học, HS cần:
                1. Kiến thức:
Hiểu và trình bày được các phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu các đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí.
                2. Kỹ năng:
                Củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlas trong học tập.
                3. Thái độ:
Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY TRÒ:
                - Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ địa lý KT-XH Việt Nam.
- Tập bản đồ thế giới, tập atlát (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
                1. Ổn định lớp. (1 phút)
                2. Bài mới: (3 phút)
                  a. Mở bài: GV nêu vấn đề: Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? Chúng ta cần sử dụng bản đồ như thế nào để có thể học tập tốt môn địa lý? Tại sao học địa lý cần thiết phải có bản đồ? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được những vấn đề trên.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống – cá nhân (15 phút)
* Bước 1: GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát biểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
* Bước 2: GV ghi chép các ý kiến phát biểu của HS lên bảng.
* Bước 3: Sau đó GV nhận xét ý kiến phát biểu của HS và sắp xếp lại theo từng lãnh vực hợp lý tương ứng.
* Bước 4: GV phân tích cho HS hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ. Chuẩn kiến thức.



ð Chuyển ý: Để việc học tập địa lý trên bản đồ hoặc atlát đạt hiệu quả HS cần có phương pháp học tập hợp lý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ, atlas trong học tập – cặp đôi (17 phút)
* Bước 1: Bằng kiến thức đã học và kỷ năng sử dụng bản đồ ở các lớp dưới. GV yêu cầu HS suy nghĩ phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập địa lý, có thể kết hợp với nội dung SGK.
* Bước 2: GV ghi nhận những ý kiến phát biểu ngắn gọn của HS trên bảng, sau đó yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường mà GV đã chuẩn bị minh họa cho những ý kiến đó.
* Bước 3: GV chuẩn kiến thức, sau đó phân tích, giải thích từng nội dung cho HS, kết hợp phân tích minh họa trên bản đồ để làm rõ vấn đề.
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
1. Trong học tập: Bản đồ là phương tiện để HS:
- Học tập rèn luyện các kỷ năng địa lý ở trường và ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi kiểm tra về địa lý.
2. Trong đời sống: Bản đồ được sử dụng rộng rãi.
- Xác định vị trí đường đi của bão.
- Phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (đo đạt đất đai, thiết kế thủy lợi).
- Phục vụ cho sản xuất công nghiệp (xây dựng TTCN, qui hoạch khu công nghiệp).
- Phục vụ quân sự, quốc phòng (xây dựng phương án tác chiến).


II. Sử dụng bản đồ, atlas trong học tập
1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ:
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung sử dụng.
- Tìm tỉ lệ và các ký hiệu trên bản đồ
+ Tính được tỉ lệ xích
+ Đọc kỷ bảng chú giải
- Xác định được phương hướng trên bản đồ, tọa độ địa lý của một điểm…
2. Mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, trong Atlas
- Tìm ra được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
- Giải thích được mối quan hệ nhân quả của các đối tượng địa lý.
c. Củng cố - đánh giá (6’)
                - Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí ? Cho ví dụ.
   - Để nêu và giải thích khí hậu của một vùng cần phải dựa trên những bản đồ nào? Vì sao?
d. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, chuẩn bị bài mới.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

----- HẾT -----



PPCT: Tiết 3, Tuần 2.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

BÀI 4:    Thực hành: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

I. Mục tiêu: Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
2. Kĩ năng
Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau.
II. Chuẩn bị của thầy trò:
- Hình 2.2, 2.3 và 2.4 SGK Địa lí 10 phóng to.
III. Tiến trình bài dạy:
1. n định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí? Ví dụ.
- Để nêu và giải thích thủy chế của một con sông cần phải dưa trên những bản đồ nào? Vì sao?
2. Dạy nội dung bài mới:
* Hoạt động 1: Xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí các hình 2.1, 2.3, 2.4
- HS (theo nhóm nhỏ) đọc từng bản đồ theo trình tự sau : (15 phút)
+ Tên bản đồ.
+ Nội dung bản đồ.
+ Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp xác định đúng các phương pháp biểu hiện trên bản đồ.
* Hoạt động 2 : Trình bày cụ thể từng phương pháp: (23 phút)
HS (theo nhóm nhỏ) trình bày cụ thể về từng phương pháp theo trình tự sau :
+ Tên phương pháp biểu hiện.
+ Phương pháp đó biểu hiện những đối tượng địa lí nào.
+ Thông qua cách biểu hiện đối tượng địa lí của phương pháp này, có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí đó.
* Lưu ý: Kết quả làm việc nhóm có thể được trình bày thành bảng theo mẫu gợi ý như sau:
Bảng 4.1. Một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.

Bản đồ

Tên bản đồ

Nội dung bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp
Đối tượng thể hiện
Đặc tính của đối tượng được biểu hiện
Hình 2.2





Hình 2.3





Hình 2.4





Thông tin phản hồi:
Bảng 4.1. Một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ

Bản đồ

Tên bản đồ

Nội dung bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp
Đối tượng thể hiện
Đặc tính
của đối tượng được biểu hiện
Hình 2.2
Công nghiệp điện Việt Nam
Mạng lưới các nhà máy điện, đường dây và trạm điện
Kí hiệu
Các nhà máy điện, đường dây và trạm điện
Vị trí, quy mô, cấu trúc, chất lượng
Hình 2.3
Gió và bão ở Việt Nam
Chế độ gió (hướng gió, tần suất) và bão (hướng di chuyển và tần suất)
Kí hiệu đường chuyển động
Gió, bão
Hướng di chuyển, tần suất
Hình 2.4
Phân bố dân cư châu á
Quy mô các đô thị và mật độ dân số
Chấm điểm
Dân cư
Phân bố, quy mô.
                3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
Yêu cầu Hs hoàn thành bài thực hành vào tập. Xem trước bài bài 5.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

----- HẾT -----

PPCT: Tiết 4, 5. Tuần 2, 3.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

CHƯƠNG II:  VŨ TRỤ - HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG
CỦA TRÁI ĐẤT
BÀI 5 :   VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
                1. Kiến thức:
- Hiểu được khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời trong vũ trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục.
                2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng tranh ảnh và hình vẽ, để trình bày các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất.
            - Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục: hiện tượng luân phiên ngày đêm, sự phân chia các múi giờ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất.
                3. Thái độ:
Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên, quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Quả Địa Cầu
- Phóng to các hình vẽ SGK
III/. Tiến trình bài dạy:
                1. Ổn định lớp. (1 phút)
                2. Bài mới
a. Mở bài: (2 phút) GV nêu vấn đề: Từ xa xưa, con người đã quan tâm đến bầu trời và vị trí của con người trong vũ trụ bao la. Vậy vũ trụ là gì? Vũ trụ được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay giúp cho các em hiểu khái quát nhất về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất và hệ quả do chuyển động tự quay của nó.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong HMT  - cả lớp ( 15 phút)
1. Vũ Trụ.
 - GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1 và phần kênh chữ trả lời các câu hỏi sau:
+ Vũ trụ là gì?
+ Phân biệt giữa Thiên hà với Dãi Ngân hà.
- GV gọi một vài HS trả lời, sau đó chuẩn kiến thức và giải thích thêm cho HS:
+ Thiên hà: là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,...) cùng với khí bụi và bức xạ điện từ.
+ Dãi ngân hà: Thiên hà có chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) gọi là Dãi Ngân hà.
ð Chuyển ý: Vậy Hệ Mặt Trời có đặc điểm gì? Bao gồm những hành tinh nào? Chúng ta tìm hiểu ở mục 2.
2. Hệ Mặt Trời: (cá nhân)
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.2 và nội dung SGK mục 2 trả lời các câu hỏi sau:
- Mô tả Hệ Mặt Trời, kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh.
- GV gọi HS phát biểu, sau đó chuẩn kiến thức:
- Các hành tinh bao gồm: Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch.
- Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elíp gần tròn và cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Tất cả các hành tinh đều chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Các hành tinh đều tự quay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (ngoại trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh).
ð GV chuyển ý:  Trong Hệ Mặt Trời Trái Đất ở vị trí nào? Có những chuyển động chính gì? Chúng ta tìm hiểu sang mục 3 của bài.
3. Trái Đất trong HMT: (cặp đôi)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và kênh chữ trả lời các câu hỏi sau:
+ Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
+ Trái Đất có những chuyển động chính nào?
+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian quay? Khi tự quay điểm nào trên Trái Đất không  thay đổi vị trí?
- GV gọi đại diện các cặp/nhóm phát biểu, sau đó giúp HS chuẩn kiến thức và kỹ năng:
- Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống vì: có lượng nhiệt và thành phần không khí phù hợp.
- Trái Đất tự quay quanh trục với thời gian 24giờ và quanh Mặt Trời mất 365 ngày 6giờ.
ð GV chuyển ý: sự vận động tự quay quanh trục  của Trái Đất đã làm nãy sinh ra các hệ quả gì? Tại sao? Chúng ta tìm hiểu qua mục II của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ quả vận động tự quay củaTrái Đất   (20Phút)
1. Sự luân phiên ngày đêm: (cả lớp)
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và SGK trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Trái Đất có ngày và đêm?
+ Tại sao có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất luôn kế tiếp nhau không ngừng?
- GV gọi HS trả lời và chuẩn kiến thức
2. Giờ trên Trái Đất (nhóm 4)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.3 và nội dung SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế.
+ Vì sao người ta phải chia các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên Trái Đất?
+ Trên Trái Đất có bao nhiêu muối giờ? Cách tính? VN nằm ở muối giờ mấy?
+ Vì sao ranh giới các muối giờ không hoàn toàn thẳng như kinh tuyến?
+ Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế?
+ Tìm vị trí đường chuyển ngày quốc tế trên hình 5.3 và nêu qui ước đổi ngày quốc tế.
- GV chuẩn kiến thức cho HS và giải thích thêm:
+ Do TĐcó hình khối cầu nên cùng thời điểm khi TĐ tự quay từ T- Đ sẽ có giờ khác nhau ở khắp mọi nơi. Vì vậy người ta mới thống nhất qui định giờ QT GMT.
+ Do TĐ có dạng hình cầu lại tự quay từ T- Đ nên độ cao MT mọi mơi khác nhau, vì vậy giờ địa phương cũng khác nhau.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.4 SGK cho biết:
+ Nhận xét hướng chuyển động giữa các vật thể ở hai bán cầu?
+ Gải thích tại sao có sự lệch hướng đó?
+ Lực làm lệch hướng chuyển động đó có tên gì? Nó tác động đến chuyển động của các vật thể như thế nào?
- GV gọi HS trình bày và giải thích, sau đó GV chuẩn kiến thức.


I. Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong HMT.
(Tiết 1)
1. Vũ Trụ








- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.


2. Hệ Mặt Trời:
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các Thiên thể nằm trong Dãi Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt trời ở trung tâm và 8 hành tinh xung quanh nó. (HS tự ghi theo SGK).















3. Trái Đất trong HMT:
- Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt Trời.
- Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6Km.
- Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
- Trái Đất cùng lúc thực hiện 2 chuyển động: vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.







II. Hệ quả vận động tự quay của Trái Đất: (Tiết 2)
1. Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục nên:
- Trên bề mặt Trái đất lúc nào cũng có hiện tượng ngày đêm.
- Ngày và đêm luôn kế tiếp nhau .
2. Giờ trên Trái Đất
- Giờ địa phương (giờ MT) là giờ của bất kỳ 1 điểm thuộc kinh tuyến trên bề mặt Trái Đất.
- Giờ quốc tế (GMT): là giờ ở múi số 0 có đường KT gốc đi qua.
- Người ta qui ước lấy đường KT số 180 đi qua TBD ở múi số 12 làm KT đổi ngày (hay đường chuyển ngày QT).
+ Nếu đi từ T-Đ KT 1800 thì -1 ngày
+ Nếu đi từ Đ-T KT 1800 thì +1 ngày
 CT:    Tm  = T0 + m
 Với:   Tm : giờ của múi cần tính
            m : múi số
            T0 : giờ GMT của KV đã cho



3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐ gọi là lực Côriôlit.
- Biểu hiện:  Các vật thể chyển động trên bề mặt Trái đất đều lệch phải ở BBC và lệch trái ở NBC theo chiều chuyển động.
- Nguyên nhân: Do TĐ tự quay quanh trục với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ .
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay…
3/.  Củng cố: (7 phút)
a)  Xắp xếp các hành tinh sau đây theo thứ tự từ xa đến gần:
a) Kim tinh   b) Thủy tinh   c) Trái đất     d) Mộc tinh     đ) Thổ tinh     e) Hải Vương tinh    
g) Diêm Vương tinh     h) Thiên Vương tinh     i) Hỏa tinh
b) Hãy chọn đáp án đúng các câu sau:
1. Hành tinh nào tự quay quanh trục thuận chiều kim đồng hồ:
a. Thủy tinh- Trái đất              b. Hỏa tinh- Mộc tinh
c. Kim tinh – Thiên Vương tinh        d. Thổ tinh- Diêm vương tinh
2. Ý nào không thuộc nguyên nhân sinh ra lực Côriôlíc:
a. Trái đất có hình khối cầu      b. Trái đất tự quat từ Tây sang Đông
c. Khi tự quay vận tốc dài khác nhau     d. Trái đát tự quay với vận tốc rất lớn
c) Tại sao Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống?
4/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK trang 21
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----













Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
PPCT: Tiết 6, Tuần 3.
BÀI 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
                2. Kĩ năng:
            - Hệ quả của chuyển động động quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời; hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất.
3. Thái độ:
                - Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Quả địa cầu
- Phóng to các hình vẽ SGK
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
                - Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
                - Ở Hồ Chí Minh đang là 7h sáng ngày thứ Ba thì ở Washington DC là mấy giờ ngày thứ mấy? (Biết rằng Hà Nội múi giờ +7 và Washington DC múi giờ -5).
3. Bài mới
a.  Mở bài: (2 phút)
                Có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết câu ca dao:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
                Vì sao lại có hiện tượng được phản ánh trong câu ca dao trên? Các em sẽ tìm thấy lời giải đáp câu hỏi này qua bài học hôm nay.
                b. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động biểu kiến hàng năm của MặtTrời. (cá nhân) 10 phút
GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ và hình 6.1 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm?
+ Câu hỏi mục 1 hình 6.1 SGK
- GV gọi một vài HS trình bày, sau đó yêu cầu các HS khác bổ sung và GV chuẩn kiến kiến thức:
- Trong năm người ta chỉ nhìn thấy Mặt trời lên thiên đỉnh lúc 12 giờ trưa ở khu vực giữa 2 chí tuyến, khu vực ngoài chí tuyến không có hiện tượng trên.
-  Trong thực tế Mặt Trời không chuyển  động mà do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên con người đứng trên Trái đất có ảo giác như Mặt trời chuyển động, hiện tượng đó gọi là chuyển động biểu kiến.
ð Chuyển ý: Sự chuyển động biểu kiến của Mặt trời làm xuất hiện các hệ quả. Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các mùa trong năm. (Nhóm 4) 10 phút
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 6.2 và 6.3 trả lời các câu hỏi sau:
+ Mùa là gì? Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái đất?
- Xác định trên hình 6.2:
+ Vị trí, khoảng cách và thời gian các mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ Vị trí các ngày: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.
+ Giải thích vì sao mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẽ và mùa đông lạnh lẽo?
+ Vì sao các mùa ở 2 nữa cầu trái ngược nhau?
- GV gọi một số HS trả lời, các HS còn lại có ý kiến bổ sung. Sau đó GV chuẩn kiến thức và làm rõ các nội dung trên.
* Mùa ở 2 nữa cầu trái ngược nhau là do: Trái đất lần lượt thay đổi vị trí 2 nữa cầu về phía Mặt trời khi di chuyển trên quỹ đạo vì trục Trái đất luôn luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. (Nhóm 4) 15 phút
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 6.2 , 6.3 và kênh chữ trả lời các câu hỏi sau:
+ Thời gian nào, những mùa nào NCN có ngày dài hơn đêm ? vì sao?
+ Nêu kết luận hiện tượng ngày đêm ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái đất.
+ Vào những ngày nào khắp nơi trên Trái đất có ngày dài bằng đêm?
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì sao?
ð GV gợi ý:
+ Để xác định ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ, chú ý đường phân chia ánh sáng so với 2 cực Bắc và Nam vào 2 ngày 22/6 và 22/12.
+ So sánh diện tích được chiếu sáng với diện tích trong bóng tối của 2 nữa cầu trong cùng thời điểm 22/6 hoặc 22/12.
- GV mời đại diện HS trình bày, sau đó HS khác bổ sung góp ý, cuối cùng GV chuẩn kiến thức và giải thích thêm làm rõ các câu hỏi đã nêu.






I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời .


- Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thực của Mặt Trời.
ð Nguyên nhân: Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi di chuyển trên quỹ đạo.
- Trong năm Mặt trời lên thiên đỉnh 1 lần ở CTB (22/6), 1 lần ở CTN (22/12), và 2 lần ở XĐ(21/3 và 23/9).






II. Các mùa trong năm:



- Mùa là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.
- Một măm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
ðNguyên nhân: Do góc chiếu sáng (góc nhập xạ) giảm dần từ XĐ về 2 Cực nên thời gian và lượng nhiệt bức xạ của Mặt trời cũng thay đổi







III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:

* Theo mùa: Thời gian mùa ở 2 nữa cầu luôn trái ngược nhau:
- ỞBBC:
+ Từ mùa Xuân đến mùa Hạ(21/3-23/9): Ngày dài hơn đêm
+ Từ mùa Thu đến mùa Đông(23/9-21/3): Đêm dài hơn ngày
+ Riêng ngày 21/3 và 23/9: mọi nơi trên Trái đất đều có ngày dài bằng đêm 12 giờ.
+ Ngày 22/6: có thời gian ngày dài nhất, đêm ngắn nhất.
+ Ngày 22/12: có thời gian ngày  ngắn nhất, đêm dài nhất.
- Ở NBC: thì ngược lại

* Theo vĩ độ:
- Ở XĐ quanh năm ngày dài bằng đêm.
- Càng xa XĐ thời gian ngày đêm càng chênh lệch lớn.
- Tại 2 vòng cực đến cực có hiện tượng ngày dài 24 giờ.
- Ở 2 địa cực  quanh năm có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
c/.  Củng cố: (3 phút) Trắc nghiệm: chọn đáp án đúng các câu sau
1. Khi nào được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh:
a. Thời điểm Mặt trời lên cao nhất ở 1 địa phương   
b. Lúc 12 giờ trưa hằng ngày
c. Khi tia sáng Mặt trời chiếu thẳng góc trên bề mặt Trái đất   
d. Khi tia sáng Mặt trời chiếu thẳng góc ở CTB và CTN
2. Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái đất nghiêng so với mặt phẳng một góc:
a. 36063’       b. 66033’       c. 33066’       d. 63036/
3. Có 2 ngày nào trong năm mà Mặt trời mọc chính đông hoặc chính tây?
a. 22/9 và 22/12   b. 21/3 và 22/6       c. 22/6 và 22/12     d. 21/3 và 23/9
Tự luận:
1. Giải thích câu ca dao Việt Nam:
                                “ Đêm tháng năn chưa nằm đã sáng
                                Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
2. Sự thay đổi các mùa có ảnh huởng đến cảnh quan thiên nhiên và đời sống con người không?
d/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 1 và 3 SGK trang 24. Chuẩn bị bài mới.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 7, Tuần 4.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

CHƯƠNG III :  CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
CÁC QUYỂN CỦA LỚP VÕ ĐỊA LÝ

BÀI 7 : CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN – THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
                1. Kiến thức:
- Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái đất (lớp vỏ, lớp Manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái.
- Biết được khái niệm thạch quyển;  phân biệt được vTrái đất và thạch quyển.
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược về sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
                2. Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các lớp tiếp xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh và bản đồ.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Mô hình hoặc tranh ảnh về cấu tạo của võ Trái đất (nếu có).
- Sơ đồ về các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo (vẽ phóng to SGK).
- Bản đồ tự nhiên thế giới (nếu có).
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
                - Giải thích câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
                                                                Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Hãy cho biết nơi nào trên Trái Đất trong 1 năm:
                                + Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần.
                                + Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần.
                                + Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
3. Bài mới:
a/. Mở bài: (2’)
GV nêu vấn đề: Chúng ta đang sống trên bề mặt Trái Đất. Vậy bên trong Trái Đất có cấu trúc như thế nào? Vì sao trên bề mặt Trái Đất có chỗ là núi, có chỗ là vực sâu? Đó là câu hỏi mà các em cần phải tìm cách trả lời trong bài học hôm nay.
b/. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất. (nhóm)
- GV giới thiệu khái quát tại sao các nhà khoa học thường dùng phương pháp địa chấn để nghiên cứu cấu trúc của Trái Đất.
- GV giải thích: PP địa chấn là PP  nghiên cứu cấu trúc của các lớp đất đá dưới sâu, dựa vào tính chất lan truyền của các loại sóng do sự rung động đàn hồi của vật chất trong lòng Trái Đất sinh ra.
- Sau đó GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1, mô tả cấu trúc của Trái Đất?
- GV chia lớp thành 3 nhóm cùng thảo luận tìm hiểu về đặc điểm các lớp cấu thành Trái Đất? (5 phút)
- HS Quan sát hình 7.1, 7.2 kết hợp nội dung rút ra nhận xét và kết luận về: Cấu trúc của TĐ, đặc điểm của các lớp vỏ, Manti và nhân.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, Sau đó GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

ð GV yêu cầu HS sử dụng kênh chữ SGK nêu khái niệm Thạch quyển.
ð GV phân tích cho HS: Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái đất bao gồm tầng trên của lớp man ti và lớp v Trái đất, được cấu tạo bởi các lớp đá khác nhau tạo thành lớp võ cứng.










Hoạt động 2: Tìm hiểu thuyết kiến tạo mảng. (cặp đôi- 15 phút)
- GV thuyết trình ngắn gọn về thuyết kiến tạo mảng và thuyết trôi lục địa trước đây cho HS hiểu.
- GV hướng dẫn cho HS quan sát, nhận xét về sự ăn khớp bờ đông các lục địa: Bắc Mỹ, Nam Mỹ với bờ tây lục địa Phi trên sơ đồ phóng to SGK (hoặc cho HS xem hình 7.3 SGK).
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.2 và 7.4 kết hợp kênh chữ SGK cho biết:
- Tên 7 mảng kiến tạo lớn.
- Nêu đặc điểm một số mảng kiến tạo (nói rõ cấu tạo, sự di chuyển và nguyên nhân sự di chuyển?).
- Cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
- GV yêu cầu đại diện các cặp nhóm trình bày kết quả thảo luận. Sau đó GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
ð Các mảng kiến tạo do Thach quyển tạo thành, có thể bao gồm cả phần lục địa hoặc phần đáy đại dương.
ð GV sử dụng hình 7.4 SGK phóng to: xác định và giải thích cho HS hiểu các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của nó.
- Tiếp xúc dồn ép là: 2 mảng kiến xô vào nhau hình thành núi.
- Tiếp xúc tách dãn là: 2 mảng kiến tạo tách dãn ra hình thành các dãy núi ngầm.
I. Cấu trúc của Trái Đất.

- Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất. Gồm 3 phần:
1. Lớp võ Trái đất
- Là lớp võ cứng, mõng, độ dầy dao động từ: 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
- Có cấu tạo gồm 3 tầng đá chính: trầm tích, granít, badan
- Có cấu tạo thành 2 kiểu lớp võ chính:
+ Lớp võ lục địa (Trầm tích, Granít, badan).
+ Lớp võ đại dương (Trầm tích, badan).
2. Lớp Man ti
- Từ vỏ đến độ sâu 2900km (bao manti) chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất.
- Chia làm 2 phần:
+ Man ti trên: vật chất đậm đặc, trạng thái quánh dẽo.
+ Man ti dưới: vật chất ở trạng thái rắn.
F Lớp võ Trái đất và tầng trên của lớp man ti đến độ sâu 100km được gọi là Thạch quyển.
3. Nhân của Trái đất (lõi)
- Là lớp trong cùng từ lớp man ti đến nhân, dầy 3470km
- Chia ra 2 phần (2 lớp):
+ Nhân ngoài (2900-5100): vật chất ở trạng thái lõng.
+ Nhân trong (5100- 6370): vật cất ở trạng thái rắn (gọi là hạt).
- Thành phần vật chất: là kim loại nặng , Niken , sắt (gọi là Nife).
II. Thuyết kiến tạo mảng:
Nội dung thuyết kiến tạo mảng:
- VTrái đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo mới, mỗi đơn vị là một mảng gọi là mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo không cố định mà dịch chuyển, nguyên nhân do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẽo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
- Trong khi dịch chuyển các mảng sẽ tiếp xúc, va chạm nhau, có 2 cách tiếp xúc:
+ Tiếp xúc dồn ép : tạo thành núi và kèm theo động đất, núi lữa.
+ Tiếp xúc tách dãn : mắc ma trào ra tạo thành các dãy núi ngầm và kèm theo động đất, núi lửa.


ð Vùng tiếp xúc giữa 2 mảng kiến tạo là vùng bất ổn định của võ Trái đất, thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo: động đất, núi lữa…
c./ Củng cố: (5’)
Dựa vào nội dung bài học, hoàn chỉnh bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất:
Nội dung so sánh
Lớp vỏ
Lớp bao Manti
Lớp nhân
Vị trí



Độ dày



Các lớp cấu tạo



Trạng thái



Thông tin phản hồi:
Nội dung so sánh
Lớp vỏ
Lớp bao Manti
Lớp nhân
Vị trí
Trên bề mặt
Ở giữa
Bên trong
Độ dày
5 – 70 km
Sâu đến 2900 km
3470 km
Các lớp cấu tạo
Có 3 tầng
Có 2 tầng
Có 2 tầng
Trạng thái
Rắn
Dẽo → Rắn
Lỏng → Rắn
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 8, Tuần 4
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

BÀI 8 : TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
   1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.
- Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái đất.
  2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua tranh ảnh, hình vẽ.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lý trên bản đồ.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Phóng to các hình vẽ về: uốn nếp, địa hào, địa lũy trong SGK
- Các bản đồ địa lý tự nhiên thế giới, tự nhiên Việt Nam.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (7phút)
- GV gọi 5 HS lên trả bài kiểm tra 5 phút: Lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày và đặc điểm)?
2. Bài mới:
a. Mở bài:(1 phút) GV nêu một vài câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS: Nội lực là gì? Nội lực có tác động như thế nào tới địa hình bề mặt Trái đất? Tại sao bề mặt Trái đất lại gồ ghề? Nguyên nhân nào làm cho bề mặt Trái đất như thế? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được những vấn đề trên.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội lực. (cả lớp - 5 phút )
* Bước 1: GV thuyết trình, trên bề mặt Trái Đất có nơi là lục địa, có nơi là đại dương, đồng bằng và đồi núi... Nội lực có vai trò quan trọng trong việc hình thành các dạng địa hình trên.
* Bước 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 SGK để hiểu được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực?
* Bước 3: GV gọi một vài HS hình thành khái niệm và giải thích nguyên nhân sinh ra nội lực. Sau đó GV kết luận và chuẩn kiến thức
ð Chuyển ý: Nội lực bao gồm những vận động nào? Chúng có tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái đất ? Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục II của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của nội lực. (25 phút)
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của mình hãy cho biết: tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua những hoạt động nào?
- GV gọi vài HS trả lời, sau đó chuẩn kiến thức: Vận động kiến tạo làm cho lớp võ Trái đất biến đổi(nâng lên hoặc hạ xuống) tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất.
1. Vận động theo phương thằng đứng: (cả lớp)
- GV cho HS đọc mục II.1 trong SGK  và trình bày đặc điểm, kết quả, nguyên nhân của vận động theo phương thẳng đứng?
- GV gọi HS trả lời và chuẩn kiến thức: (lớp võ Trái Đất có sự dịch chuyển dễ dàng chủ yếu nhờ có sự chuyển động của các dòng vật chất quánh dẽo ở lớp Manti. Mơi các dòng đối lưu đi lên, lớp võ sẽ được nâng lên và ngược lại.)
2. Vận động theo phương nằm ngang: (nhóm)
- GV phân nhóm và cho HS trao đổi làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS các nhóm đọc nội dung SGK và kết hợp quan sát hình 8.1; 8.2; 8.3 và 8.4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là vận động theo phương nằm ngang? Hiện tượng uốn nếp, đứt gãy?
+ Lực tác động của quá trình uốn nếp, đứt gãy?
+ Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy.
+ Phân biệt các dạng địa hình: địa hào, địa lũy.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày và phân tích, các nhóm khác bổ sung. Sau đó GV kết luận và chuẩn kiến thức.
ð GV có thể đưa ra ví dụ và minh họa bằng bản đồ ĐLTNVN và TG cho HS:
+ Thung lũng Sông Hồng ở VN: Đứt gãy
+ Dãy núi con voi ở Sông Hồng: Địa lũy
+ Biển Đỏ và các hồ ở Châu Phi: Địa hào
I. Nội lực:
- Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất.
- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực là năng lượng trong lòng đất bao gồm:
+ Sự phân hủy các chất phóng xạ
+ Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực.
+ Các phản ứng hóa học






II. Tác động của nội lực:

- Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các vận động kiến tạo.
- Nội lực tạo ra hiện tượng lục địa nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy, động đất, núi lửa…


1. Vận động theo phương thằng đứng:
- Diễn ra chậm chạp chỉ vài mm/năm theo phương thẳng đứng.
- Kết quả: làm cho lớp võ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực.
- Nguyên nhân: do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực.

2. Vận động theo phương nằm ngang:

- Làm cho lớp v Trái đất bị nén ép và tách dãn gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Là hiện tượng các lớp đất đá mềm bị uốn thành nếp nhưng không phá vở tính liên tục của nó. Do tác động của nội lực nằm ngang.
+ Cường độ hoạt động ban đầu yếu hình thành các nếp uốn, về sau mạnh hình thành núi uốn nếp. Xảy ra ở vùng đá có độ dẽo.
- Hiện tượng đứt gãy:
+ Là hiện tượng các lớp đất đá bị đứt gãy rồi dịch chuyển ngược hướng nhau. Do tác động của lực nằm ngang.
+ Tạo ra các Địa hào, Địa lũy. Xảy ra ở vùng đá cứng.
c. Củng cố: (7’)
                1/ Thế nào là nội lực? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
                2/ Hoàn chỉnh bài tập sau:
                 Các vận động:
   Nội dung:
Theo phương thẳng đứng

Theo phương nằm ngang
Nguyên nhân


Hình thức


Kết quả


d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:  
                Học bài. Chuẩn bị bài học mới.


IV/. PHỤ LỤC
                  Các vận động:
   Nội dung:
Theo phương thẳng đứng

Theo phương nằm ngang
Nguyên nhân
Nội lực
Nội lực
Hình thức
Nâng lên, hạ xuống
Nén ép, tách dãn
Kết quả
Biển tiến, biển thoái
Uốn nếp, đứt gãy
*Độ Richter: Thang chỉ cường độ động đất gồm 9 độ do Charles Richter, giáo sư trường Đại học California đưa ra năm 1935. Mỗi độ có mức tăng hoặc giảm năng lượng gấp 30 lần.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 9, Tuần 5.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

BÀI 9 : TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT ĐẤT

I/. Mục tiêu bài học:  Sau bài học, HS cần:
                1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái đất.
                2. Kĩ năng:
- Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh và hình vẽ.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Hình ảnh tranh vẽ về quá trình tác động của ngoại lực (nếu có)
- Bản đồ tự nhiên thế giới (nếu có)
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5phút)
                Trình bày các vận động kiến tạo và tác động cùa chúng đến địa hình bế mặt Trái Đất?
2. Bài mới:
a Mở bài:(1 phút) GV nêu vấn đề ngoại lực là gì? Ngoại lực khác với nội lực như thế nào? Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu rõ được các vấn đề trên.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngoại lực. (cả lớp)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh kết hợp với kiến thức mục I SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Khái niệm ngoại lực?
+ Nguyên nhân sinh ra ngoại lực? Cho ví dụ
- GV gọi HS trả lời, sau đó chuẩn kiến thức
ð Chuyển ý: Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của ngoại lực.
1. Quá trình phong hóa: (nhóm)
* Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK mục II.1 và quan sát hình 9.1 tìm hiểu về quá trình phong hóa lý học theo các gợi ý sau:
- Các loại đá trong lớp vỏ Trái Đất có cấu trúc đồng nhất không? Tính chất của chúng ra sao?
- Sự lớn lên của rễ cây có ảnh hưởng đến đá như thế nào?
- Câu hỏi trong SGK ( mục a)
- Nhận xét và rút ra khái niệm, nguyên nhân và kết quả của quá trình phong hóa lý học.
* Bước2: GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. Sau đó GV chuẩn kiến thức:
- Quá trình phong hóa không làm thay đổi tính chất của đá về màu sắc, thành phần hóa học và khoáng vật của chúng.
- Cường độ phong hóa tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, tính chất của đá và cấu trúc của đá.
- Ở hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh hơn ở những nơi khác.
b). Phong hóa hóa học:
Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK mục II.2 và hình 9.2 kết hợp kiến thức hoá học tự có trả lời các câu hỏi sau:
- Em hiểu như thế nào về phong hóa hóa học?
- Tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là gì?
- Nêu ví dụ về tính chất của nước làm thay đổi thành phần hóa học của đá và khoáng vật.
ð GV gợi ý các loại đá và khoáng vật có thành phần hóa học khác nhau.
- Nhận xét và rút ra khái niệm, nguyên nhân và kết quả của quá trình phong hóa hóa học.
* Bước2: GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. Sau đó chuẩn kiến thức và đưa ra ví dụ minh họa  làm rõ vấn đề.
- Trong điều kiện khí hậu ẩm ướt như miền nhiệt đới, cận xích đạo thì quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
c. Phong hóa sinh học:
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 9.3 và kiến thức mục III.3 SGK nêu tác động của sinh vật đến đá và khoáng vật bằng con đường cơ giới và hóa học
 GV gợi ý:
+ Sự lớn lên của rẽ cây sẽ tạo ra các vách nứt, khe đá làm vỡ đá.
+ Sinh vật bài tiết ra khí CO2, axit hữu cơ cũng phá hủy đá.
- Qua gợi ý trên, GV hỏi:
+ Quá trình phong hóa sinh vật là gì?
+ Nguyên nhân và kết quả của quá trình phong hóa sinh học.
- GV gọi đại diện HS trả lời. Sau đó chuẩn kiến thức và phân trích làm rõ vấn đề.
- GV kết luận: Quá trình phong hóa là quá trình chuẩn bị cho sự chuyển dời vật liệu, là bước đầu của quá trình ngoại lực, làm biến đổi đá. Diễn ra thường xuyên ở trên bề mặt Địa Cầu với những cường độ khác nhau ở các khu vực tự nhiên. Trong thực tế các quá trình phong hóa diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện khí hậu, tính bền vững của đá... có thể có kiểu phong hóa này trội hơn kiểu phong hóa kia.
I. Ngoại lực:

- Ngoại lực là lực có nguồn gốc bên ngoài, trên bề mặt Trái đất.
- Nguyên nhân do năng lượng bức xạ của Mặt trời.


II. Tác động của ngoại lực:
1. Quá trình phong hóa
a). Phong hóa lý học:







- Là sự phá hủy đá thành những khối vụn mà không làm thay đổi tính chất của đá.
- Nguyên nhân: do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của sinh vật…
- Kết quả: làm cho đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng  và mảnh vụn.




b). Phong hóa hóa học:



- Là quá trình phá hủy làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và các khoáng vật thông qua các phản ứng hóa học.
- Nguyên nhân: do tác động của nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonnic, ôxy và các axit hữu cơ của sinh vật.
- Kết quả: tạo thành các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ.




c. Phong hóa sinh học:






- Là quá trình phá hũy đá và các khoáng vật dưới tác động của các sinh vật (Động vật, thực vật, vi khuẩn).
- Nguyên nhân: do sự lớn lên của rễ cây và sự bài tiết của sinh vật.
-Kết quả: tạo thành lớp võ phong hóa,
tạo ra vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.


c. Củng cố :(5’)
                1/Ngoại lực là gì? Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực?
                2/Lập bảng so sánh các quá trình phong hóa theo mẫu:
Các quá trình
Khái niệm
Tác nhân chính
Kết quả
Phong hóa lí học



Phong hóa hóc học



Phong hóa sinh học




Các quá trình
Khái niệm
Tác nhân chính
Kết quả
Phong hóa lí học

- Là quá trình phá hủy đá nhưng không làm biến đổi tính chất của đá
- Sự dao động nhiệt độ, ma sát, va đập
- Đá bị vỡ vụn
Phong hóa hóa học
- Là quá trình phá hủy đá làm biến đổi tính chất của đá
- Phản ứng hóa học của các chất với đá
- Đá thấm nước và hòa tan
Phong hóa sinh học
- Phá hủy đá cả về mặt cơ giới cũng như hóa học
- Vi khuẩn, nấm, rễ cây..
- Đá vỡ
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:  (1’):
                Học bài, chuẩn bị bài tiếp.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 10, Tuần 5.

Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
BÀI 9 : TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT ĐẤT (tt)

I/. Mục tiêu bài học:
                Sau bài học, HS cần :
- Phân biệt được các khái niệm bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
- Trình bày và phân tích tác động của quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Quan sát và nhận xét tác động của ngoại lực thông qua hình ảnh tranh vẽ.
- Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Tranh ảnh về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành (nếu có).
- Phóng to hình 9.6 SGK
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5phút)
            - Ngoại lực là gì? Nguyên nhân sinh ra ngoại lực?
- Thế nào là phong hóa lí học, hóa học, sinh học? Nguyên nhân và kết quả của 3 quá trình phong hóa?
2. Bài mới:
                a. Mở bài:(1 phút) GV yêu cầu HS cho biết sự hiểu biết của mình về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các tác nhân: nước chảy, gió, sóng biển…từ đó dẫn dắt giới thiệu bài học.
                b. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình bóc mòn. (cả lớp)
* Bước1: GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các hình 9.4, 9.5, 9.6 và nội dung SGK tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
- Quá trình bóc mòn là gì? Gồm các quá trình nào?
- Em hiểu như thế nào là xâm thực, thổi mòn, và mài mòn?
- Kết quả thành tạo địa hình của mỗi quá trình. Nêu ví dụ cụ thể.
* Bước2: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng quá trình dựa vào hình vẽ, cả lớp bổ sung góp ý, sau đó GV chuẩn lại kiến thức:
- Xâm thực có vai trò chủ yếu làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa
- Mài mòn là sự tác động của gió tạo ra các dạng địa hình độc đáo nhất ở các hoang mạc
- Mài mòn cũng là quá trình xâm thực nhưng chỉ ra trên bề mặt đất đá









Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình vận chuyển.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 SGK để hiểu 
+ Khái niệm vận chuyển
+ Khả năng vận chuyển phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Có những hình thức vận chuyển nào?
- GV gọi vài HS nêu khái niệm, sau đó chuẩn kiến thức:

+ Quá trình vận chuyển là tiếp tục của quá trình bóc mòn, nhờ tác nhân ngoại lực : gió, nước chảy, băng hà.
+ Vật liệu nhẹ vận chuyển do động năng, vật liệu nặng vận chuyển do trọng lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình bồi tụ.
- GV giải thích cho HS: quá trình bồi tụ còn được gọi là quá trình trầm tích hay quá trình lắng đọng vật chất.
- Em hiểu quá trình bồi tụ là gì? Kết quả của quá trình này tạo nên các dạng địa hình nào?
- GV gọi HS trả lời, sau đó chuẩn kiến thức: Quá trình bồi tụ diễn ra phức tạp, nó phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
ð GV kết luận: nội lực và ngoại lực là 2 quá trình đối nghịch nhau
2. Quá trình bóc mòn

- Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước, gió, sóng biển...) làm chuyển dời các vật liệu (sản phẩm phong hóa) khỏi vị trí ban đầu. 
- Có 3 hình thức bóc mòn : xâm thực, thổi mòn và mài mòn.
a. Xâm thực:
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy trên mặt làm biến dạng địa hình.
- Kết quả: tạo thành khe rãnh xói mòn, thung lũng sông, suối.
b. Thổi mòn:
- Là quá trình bóc mòn do gió dưới hình thức thổi mòn, khoét mòn.
- Kết quả: tạo thành hố trũng thổi mòn, bề mặt đá tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm.
c. Mài mòn
- Là quá trình bóc mòn do sóng biển, băng hà diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
- Kết quả:
+ Do sóng biển: tạo thành các dạng địa hình hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ.
+ Do băng hà: tạo thành địa hình băng tích như vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu.
3. Quá trình vận chuyển

- Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
- Hai hình thức vận chuyển:
+ Vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt dốc do chịu thê, tác động của trọng lực.






4. Quá trình bồi tụ
- Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy.
- Kết quả tạo nên các dạng địa hình:
+ Cồn cát, đụn cát...
+ Các bãi bồi, đồng bằng châu thổ, tam giác châu...



c. Củng cố : (5’)
+). So sánh 2 quá trình phonh hóa và bóc mòn.
+). Phân biệt 3 quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’):
Học bài, chuẩn bị bài tiếp.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 11, Tuần 6.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

BÀI 10: THỰC HÀNH NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
I/. Mục tiêu bài học:
                Sau bài học, HS cần :
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Nhận xét và giải thích được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.
- Quan sát, xác định trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Trình bày, phân tích và giải thích sự liên quan giữa các khu vực trên bằng lược đồ, bản đồ.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (7 phút)
- Phong hóa là gì? So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học?
- Hãy phân biệt các quá trình phong hóa , bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ?
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) Trên thế giới, các hiện tượng động đất, núi lửa và địa hình núi trẻ thường phân bố ở một số vùng nhất định. Đó là những vùng nào và các vùng đó liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển không? Bài thực hành hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về các vấn đề đó.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ. (cả lớp - 30phút)
* Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về thuyết kiến tạo mảng có liên quan đến bài thực hành.
- GV cho HS làm việc theo nhóm cùng thảo luận các vấn đề sau: (dựa vào h.10 và bản đồ tự nhiên thế giới)
+ Xác định các khu vực có nhiều động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ?
+ Nhận xét về sự phân bố các khu vực có động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ?
+ Sự phân bố này có quan hệ gì đến sự dịch chuyển cảu các mảng kiến tạo?
F GV gợi ý: HS cần phải dựa vào màu sắc, kí hiệu trên bản đồ để xác định, cần tìm ra đươc mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo?
* Bước 2: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung góp ý, sau đó GV chuẩn lại kiến thức:
Hoạt động 2: Xác định Phân bố và mối quan hệ các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo của thạch quyển.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức ở phần thuyết kiến tạo mảng để giải quyết vấn đề.
1. Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới.

a. Các vành đai động đất:
- Vành đai Tây Thái Bình Dương
- Vành đai phía Tây châu Mĩ
- Vành đai sống lưng Đại Tây Dương
- Vành đai Địa Trung Hải - Ấn Độ Dương
b. Các vành đai núi lửa:
- Vành đai lửa Tây Thái Bình Dương
- Vành đai lửa phía Tây châu Mĩ
- Khu vực Địa Trung Hải
c. Các vùng núi trẻ:
- Himalaya (châu Á)
- Cordie, Andes (châu Mĩ)
- Alps, Capca, Pyrenees (châu Âu)






2. Phân bố và mối quan hệ các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo của thạch quyển.
- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc cảu các mảng kiến tạo cảu thạch quyển.
- Vì ở các vùng tiếp xúc, các mảng kiến tạo sẽ hút vào nhau hoặc tách xa nhau dẫn đến các hiện tượng động đất, núi lửa và các hoat động tạo núi...
3. Củng cố: (6 phút)
                a)  Hãy xác định vị trí các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
                b) Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển? Vì sao?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
                Chuẩn bị bài học mới.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 12, Tuần 6.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT.

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần :
                1. Kiến thức:
                - Biết khái niệm khí quyển.
- Trình bày được đặc điểm của các tầng khí quyển.
- Nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí.
- Khái niệm frông và các frông, sự di chuyển của các khối khí, frông và tác động của chúng.
                - Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.
                2. Kĩ năng:
                Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ để biết được cấu tạo của khí quyển, sự phân bố nhiệt và giải thích được sự phân bố đó.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
Phóng to các hình ảnh trong SGK.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) Khí quyển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thời tiết và khí hậu, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Hôn nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khối khí và frông.(cá nhân – 7 phút)
* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2; I.3 SGK trả lời các câu hỏi sau:  
+ Nêu tên và xác định vị trí các khối khí.
+ Frông là gì? Ví dụ cụ thể?
+ Tên và vị trí các frông?
+ Tác động của frông khi đi qua một khu vực.
* Bước 2: GV yêu cầu đại diện HS trình bày và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí (ở lục địa, đại dương, vĩ độ thấp, vĩ độ cao).
- GV chuẩn kiến thức

- Các khối khí không ổn định về tính chất và luôn di chuyển vì khí áp luôn thay đổi do đi qua nhiều bề mặt tiếp xúc khác nhau, lương nhiệt hấp thụ khác nhau.

- GV phân tích cho HS:
+ Các khối khí cách nhau bởi một mặt phẳng nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.
+ Không có frông chí tuyến vì giữa khối khí chí tuyến và xích đạo đều có nhiệt độ nóng và chung hướng gió.
+ Không có frông XĐ vì các khối khí 2 bên XĐ đều nóng ẩm, chỉ khác hướng gió nên chì hình thành dải hội tụ nhiệt đới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất.(cá nhân – 3 phút)
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK mục II.1 tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là do đâu mà có?
+ Nhiệt lượng do Măt Trời mang đến Trái Đất thay đổi theo yếu tố nào?
- GV gọi vài HS trả lời và chuẩn kiến thức.
- GV giảng cho HS: nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời (các dòng vật chất và năng lượng, chủ yếu là sóng điện từ, các tia sáng nhìn thấy và không nhìn thấy.)
+ Càng gần cực góc chiếu càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. ( nhóm – 10 phút)
* Bước 1: Gv chia lớp thành 6 nhóm và phân công công việc:
+ Nhóm1,2: Quan sát bảng 11 và trả lời câu hỏi phía dưới.
+ Nhóm 3,4: dựa vào hình 11.3 và SGK.
? Xác định khu vực có nhiêt độ cao nhất, đường đẳng nhiệt năm cao nhất trên bản đồ.
? Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520 B.
? Giải thích tại sao có sự khác nhau về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.
+ Nhóm 5,6: dựa vào hình 11.4, kênh chữ:
? Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ.
? Giải thích tại sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
? Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.
* Bước 2: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhóm còn lại bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức:
* GV giải thích: Chí tuyến có nhiệt độ không khí và biên độ nhiệt cao vì diện tích lục địa lớn, ban ngày nhiệt độ cao, ngược lại ban đêm nhiệt độ thấp
2. Các khối khí:
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:
 + Khối khí địa cực (A).
 + Khối khí ôn đới lạnh (P).
 + Khối khí chí tuyến (T).
 + Khối khí xích đạo (E).
- Từng khối khí lại phân biệt thành:
 + Kiểu hải dương ẩm (m)
+ Kiểu lục địa khô (c).
* Khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí đại dương (Em).
3. Frông.
- Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. (nhiệt độ, hướng gió)
- Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản:
+ Frông địa cực (FA).
+ Frông ôn đới (FP).
- Vùng XĐ có một khối khí chung cho 2 nữa cầu gọi là dải hội tụ nhiệt đới.(FIT)






II./ Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất:
1. Nguyên nhân:
Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt độ của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.







2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

a/. Vĩ độ địa lí.
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).
- Vĩ độ càng cao biên độ nhiệt càng lớn.
b/. Lục địa và đại dương.
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và tây của lục địa.
c/. Địa hình.
- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao (lên 100m giảm 0,60C, xuống 100m tăng 10C)
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn.
3. Củng cố: (5 phút)
                a) Trong cấu trúc của khí quyển, tầng nào bảo vệ sự sống, tầng nào duy trì và phát triển sự sống?
                b) Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
4. Hướng dẫn học sinh học tự học ở nhà: (1’)
                Học bài. Chuẩn bị bài mới: Quan sát các hình bài 12, tập khai thác kênh hình. Tìm các địa danh liên quan bài học ở Atlas Địa lí thế giới.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----

PPCT: Tiết 13. Tuần 7.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7

Bài 12:  SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP – MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH.

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa các đai khí áp và gió.
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp từ nơi này qua nơi khác.
- Nguyên nhân hình thành một số loại gió chính.
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố của các đai áp cao, áp thấp.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Bản đồ khí áp và gió trên thế giới.
- Các hình 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 trong SGK.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bai cũ: (7 phút)
                - Cho khí quyển co những đặc điểm gì?
                - Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông trên bề mặt Trái Đất?
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) Khí áp và gió là một trong những đặc trưng cơ bản của thời tiết và khí hậu trong môi trường sống của chúng ta. Tại sao lại có khí áp và gió? Trên khí áp và gió được phân bố như thế nào? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố khí áp. (cả lớp – 15 phút)
* Bước1: GV yêu cầu HS ng/c SGK kết hợp kiến thức đã học. Em hãy cho biết:
- Khí áp là gì?
- Khí áp được phân loại như thế nào?
- Trên bề mặt Trái Đất các đai khí áp phân bố như thế nào?
- Tại sao các đai khí áp lại thay đổi?
* Bước2: GV yêu cầu HS giải thích rõ từng nguyên nhân. Gọi đại diện 1 vài HS trả lời, các em khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
- GV giải thích các đai khí áp thường được hình thành do 2 nguyên nhân: nhiệt và đông lực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại gió chính:  ( cặp đôi – 15 phút)
* Bước 1: GV yêu cầu HS nêu lại KN về gió, nguyên nhân sinh ra gió thường xuyên, gió mùa và một số gió địa phương?
* Bước 2: HS làm việc theo cặp thảo luận từng vấn đề.
* Bước 3: GV yêu cầu đại diện các cặp trình bày, các em còn lại bổ sung. GV chuẩn kiến thức:







I./ Sự phân bố khí áp:
( Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.Bao gồm khu áp cao và khu áp thấp.)
    1. Mối quan hệ giữa khí áp và gió.
        Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi khí áp thấp tạo nên gió.
    2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp.
a) Do độ cao thay đổi: càng lên cao khí áp càng giảm.
b) Do nhiệt độ thay đổi: khi nhiệt độ tăng khí áp giảm và ngược lại.
c) Do độ ẩm thay đổi: độ ẩm càng tăng khí áp giảm và ngược lại.

II. Một số loại gió chính:
* Nguyên nhân hình thành các loại gió thường xuyên:
       - Sự chênh lệch khí áp giữa các đia áp thấp và áp cao là nguyên nhân hình thành các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch.
      - Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và đại dương. Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp thấp (theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió mùa.
- Gió địa phương.
+ Gió đất, gió biển.
- Hình thành ở vùng ven biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Nguyên nhân sâu xa là do sự hấp thu nhiệt khác nhau giữa đại dương và đất liền.
+ Gió phơn: Là loại gió khô và nóng, được hình thành khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, gặp bức chắn địa hình, khi vượt sang sườn bên kia của dãy núi, trở nên khô và nóng.   
3. Củng cố: (5 phút)
                a) Em hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp?
                b) Dựa vào hình 12.1 em hãy trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió mậu dịch?
                c) Dựa vào hình 12.2; 12.3 em hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á?
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển, gió đất.
                Giống nhau
Khác nhau
- Được hình thành do chênh lệch và khí áp
- Hướng gió thay đổi lệch nhau có tính chất định kỳ
- Phạm vi ảnh hưởng
+ Gió mùa: Lớn
+ Gió đất, gió biển: Nhỏ
- Thời gian:
+ Gió mùa cả năm.
+ Gió đất gió biển trong một ngày đêm
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
                Về nhà coi bài và chuẩn bị bài mới.               
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----- HẾT -----













PPCT: Tiết 14, Tuần 7.
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
BÀI 13:  NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA.

I/. Mục tiêu bài học:
                Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Giải thích được hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khi quyển: sương mù, mây, mưa.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới.     
2. Kĩ năng:
- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương với lượng mưa.
                - Phân tích biểu đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
                - Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ do ảnh hưởng của đại dương.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Bản đồ khí áp và gió trên thế giới.
- Các hình 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 trong SGK.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bai cũ: (7 phút)
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) GV: Trong các chương trình dự báo thời tiết chúng ta vẫn thường nghe nói: thời tiết quang mây, độ ẩm không khí trên 85% hay tầm nhìn xa trên 10km. Vậy độ ẩm không khí là gì? Vì sao lại có các hiện tượng trên. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề trên.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính

Hoạt động 1:  Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: ( nhóm - 15 phút)
* Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khí áp
+ Nhóm 2: Tìm hiểu frông.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về gió.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về dòng biển và địa hình.
- GV đưa ra một số câu hỏi nhằm định hướng cho HS:
+ Khu vực khí áp cao và áp thấp nơi nào mưa nhiều? Vì sao?
+ Nơi frông đi qua thường gây ra những hiện tượng thời tiết nào?
+ Dòng biển nóng và lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố mưa nơi chúng đi qua?
+ Đặc điểm của địa hình có ảnh hưởng gì đến lượng mưa?
* Bước 2: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, giải thích, nhóm còn lại bổ sung. GV chuẩn kiến thức:

- KV có frong di qua thường bị nhiễu loạn thời tiết, do tranh chấp giữa các khối khí F mưa nhiều.
- Phí Tây Bắc Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì chịu ảnh hưởng của khí áp cao, gió mậu dịch, dòng biển lạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: (cả lớp - 10 phút)
- GV: do tác động cảu nhiều nhân tố khác nhau nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đồng nhất.
* Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 13.1, 13.2 và kiến thức đã học:
- Nhận xét và giải thích về tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực?
- Cho biết ở mỗi đới, từ Tây sang Đông  lượng mưa của các khu vực có như nhau không? Chúng phân hóa như thế nào? Giải thích?
- Trả lời câu hỏi của mục 2 trang 52 SGK.
* Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức.

II./ Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:
1. Khí áp.
- Khu vực áp thấp: Thường mưa nhiều.
- Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa.
2. Frông.
- Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
3. Gió.
- Khu vực có gió từ hải dương vào thường mưa nhiều, khu vực nằm sâu trong lục địa thường ít mưa
- Miền gió Tây ôn đới, gió mùa mưa nhiều.
- Miền có gió Mậu Dịch : mưa ít.
4. Dòng biển.
- Ở ven bờ đại dương : những nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều; nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít.
5. Địa hình.
- Sườn núi đón gió: Càng lên cao nhiệt độ giảm mưa nhiều. Đến một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm nhiều : không còn mưa.
- Sườn đón gió: mưa nhiều.
- Sườn khuất gió: Mưa ít.





III./ Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:
1. Lượng mưa trên trái đất phân bố không đều theo vĩ độ.
- Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (từ xích đạo về cực ).
+ Khu vực xích đạo: mưa nhiều nhất.
+ Khu vực chí tuyến: mưa tương đối ít.
+ Hai khu vực ôn đới: mưa nhiều.
+ Hai khu vực ở cực: mưa ít.
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều.
- Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, dòng biển...
(VD: Khu vực Tây Âu và Đông Âu, Tây và Đông của Bắc Mĩ... có lượng mưa rất khác nhau ).
                3. Củng cố: (4 phút)
                1/ Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
                2/ Tại sao khu vực Bắc Phi có vĩ độ như nước ta nhưng Bắc Phi có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
                - Học bài theo các câu hỏi giữa và cuối bài.
                - Xem trước nội dung bài 14: Thực hành về các đới khí hậu.
                                                                   
                                                                     -----HẾT----


PPCT: Tiết 15, Tuần 8
Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
BÀI 14 : THỰC HÀNH:
ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ
HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU.
I/. Mục tiêu bài học:
                Sau bài học, HS cần:
    1. Kiến thức:
- Hiểu được sự hình thành và phân bố các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất.
   2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ xác định ranh giới của các đới, sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt và ôn đới.
                - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Bản đồ treo tường: các đới khí hậu trên trái đất ( Bản đồ khí hậu thế giới )
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để thấy được đặc điểm chủ yếu của từng kiểu khí hậu : nhiệt đới gió mùa, ôn đới lục địa, ôn đới hải dương.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bai cũ: (7 phút)
2. Bài mới:
GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của bài thực hành:
+ Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất.
+ Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.
Hoạt động 1: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
Bước 1 : GV giới thiệu khái quát: Sự phân bố lượng bức xạ của Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất không đều theo vĩ độ do góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau. Làm cho các yếu tố của khí hậu có sự khác nhau và các khí hậu khác nhau ở các khu vực... Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các đới khí hậu cũng như sự phân chia thành các kiểu khí hậu khác nhau.
Bước 2 : GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ và kiến thức đã học ở lớp 6:
- Đọc tên các đới khí hậu, xác định phạm vi từng đới.
- Xác định phạm vi của từng kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa trên Trái Đất.
- Nhận xét về sự phân hóa các kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa.
               Bước 3 : HS dựa vào bản đồ trình bày kết quả, các HS khác bổ sung góp ý.
* GV chuẩn kiến thức trên bản đồ khí hậu thế giới.
- Mỗi nửa cầu có 7 đới khí hậu: (4 đới chính và 3 đới phụ)
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo.
- Trong cùng một đới lại có những kiểu khí hậu khác nhau do ảnh hưởng của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình...
- Sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở vùng ôn đới các kiểu khí hậu phân hóa theo kinh độ.
Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.
Bước 1 : GV chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập 2 trang 55.
                Nhóm 1 : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Hà Nội (VN).
Nhóm 2 : Kiểu khí hậu ôn đới lục địa U- pha ( LBN ).
                Nhóm 3 : Kiểu khí hậu ôn đới hải dương Va –len-xi-a ( Ai-len ).
                Nhóm 4 : Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải Pa-lec-mô (Ý ).
                Nhóm 2 và 3 : So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu : khí hậu ôn đới hải dương  và kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
                Nhóm 1 và 4 : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với kiểu khí hậu cận nhiêt Địa Trung Hải.
 Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các kiểu khí hậu, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
a) Đọc bản đồ.
               * Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa ( Hà Nội )
               + Ở đới khí hậu nhiệt đới.
               + Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 180 C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 30C, biên độ nhiệt năm khoảng 120 C.
               + Mưa : 1694mm/ năm, mưa tập trung vào mùa hạ ( Tháng 5 đến tháng 10 ).
* Biểu đồ khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải ( Palécmô )
                      + Thuộc đới khí hậu cận nhiệt.
               + Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 11C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 220 C, biên độ nhiệt khoảng 110 C.
               + Mưa 692 mm / năm, mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa ( tháng 5 đến tháng 9 ).
* Biểu đồ khí hậu ôn đới hải dương ( Valenxia).
                + Thuộc đới khí hậu ôn đới.
                + Nhiệt độ thấp nhất khoảng 70 C  , nhiệt độ cao nhất khoảng 150 C  , biên độ nhiệt khoảng 80 C.  
                + Mưa 1416 mm / năm, mưa nhiều quanh năm, nhất là mùa đông.
* Biểu đồ khí hậu ôn đới lục địa ( U – pha ).
                + Thuộc đới khí hậu ôn đới.
                + Nhiệt độ thấp nhất khoảng –70 C, nhiệt độ cao nhất khoảng 160 C, biên độ nhiệt lớn 230 C
                + Mưa 584 mm / năm, mưa nhiều vào mùa hạ ( tháng 5 đến tháng 9 )
b) So sánh :
* Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa:
- Giống nhau
               + Nhiệt độ trung bình năm thấp ( tháng cao nhất không tới 200 C ).
               + Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số kiểu khí hậu của đới nóng.
- Khác nhau
               + Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất trên 00C, biên độ nhiệt nhỏ. Mưa nhiều quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu đông.
               + Ôn đới lục địa có nhiệt đô tháng thấp nhất dưới 00C, biên độ nhiệt lớn. Mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.
* Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.
- Giống nhau : Nhiệt độ trung bình năm cao, có một mùa mưa, một mùa khô.
- Khác nhau :
               + Nhiệt độ : khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn.
               + Mưa : Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều hơn và mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông. Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, mưa ít và mưa nhiều hơn vào thu đông, khô vào mùa hạ.
3. Củng cố (5 phút)
                HS và GV tự đối chiếu kết quả và tự đánh giá kết quả làm việc của mình và các bạn.
                Sau đó GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của làm việc của HS.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
                Về nhà hoàn thành bài thực hành.
-----HẾT-----
                                            













Ngày dạy







Tại lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
PPCT: Tiết 15, Tuần 8
              
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

Hoạt động của thầy trò
Nôi dung cơ bản
   Pp phát vấn
*Làm việc cả lớp
? Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
? Hãy trình bày các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
-HS đọc SGK, xem các hình 6.1, 6.2, 6.3 để trả lời các câu hỏi đề ra
-Một số em đứng lên trả lời, các em khác bổ sung.
-GV chuẩn kiến thức











Hoạt động 2
? Hãy trình bày thạch quyển là gì? Thuyết kiến tạo mảng?
? Tác động của nội lực: Khái niệm, nguyên nhân, các vận động và kết quả?
? Tác động của ngoại lực: Khái niệm, tác nhân, các quá trình và kết quả?
Gv chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: làm câu hỏi 1
+ Nhóm 2: làm câu hỏi 2.
+ Nhóm 3: làm câu hỏi 3.
+ Nhóm 4: Nhận xét chung cả  3 nhóm.
HS làm việc xong từng nhóm báo cáo.
-GV chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 3
- Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí
-Các khối khí, frông; các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
-Các đai khí áp và các loại gió chính
-Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phânbố lượng mưa trên Trái Đất Làm việc cả lớp
-Đọc SGK, các kênh hình, bản đồ khí hậu để trả lời từng câu hỏi do GV đề ra
-Từng em lần lượt trả lời. Các em khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.

1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
-Sự luân phiên ngày, đêm
-Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
I. MỤC TIÊU: Sau bài ôn tập, HS nắm được:
1. Kiến thức
   -Các chuyển động chính của Trái Đất và hệ quả của nó
   -Các tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
   -Khí quyển, sự phân bố nhiệt; sự phân bố khí áp, các loại gió; những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
   -Nhận xét, giải thích được các hiện tượng địa lí
   -Củng cố kĩ năng làm bài bằng trắc nghiệm khách quan
II. Chuẩn bị của thầy trò
   -Quả địa cầu
   -Bản đồ Tự nhiên thế giới
   -Bản đồ Khí hậu thế giới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định (1’)
2. Ôn tập
Hoạt động 1
ÔN KIẾN THỨC CHƯƠNG II
Mục tiêu: Nắm được các hệ quả của các chuyển động của Trái Đất Sự lệch hướng của vật thể
2. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
-Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
-Các mùa
-Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

Hoạt động 2
ÔN KIẾN THỨC BÀI 7, 8, 9 CHƯƠNG III
3. Thuyết Kiến tạo mảng
4. Tác động của nội lực
-Vận động theo phương thẳng đứng
-Vận động theo phương nằm ngang
5. Tác động của ngoại lực
-Quá trình phong hóa
-Quá trình bóc mòn
-Quá trình vận chuyển
-Quá trình bồi tụ

Hoạt động 3
Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm khí quyển, không khí ở tầng đối lưu và các hiện tượng nhiệt độ, khí áp, gió, mưa…
6. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
7. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
8. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
3. Củng cố - dặn dò (4’)
   -GV dùng bản đồ hệ thống lại các kiến thức đã học theo trình tự SGK
   -Dặn HS tiết tiếp đến kiểm tra 1 tiết


-----HẾT-----

KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I


Họ và tên:............................................................
Lớp:................


-------HẾT-------





 

BÀI 15: THỦY QUYỂN MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.
I/. Mục tiêu bài học:
                Sau bài học, HS cần:
   1. Kiến thức:
- Biết khái niệm của thủy quyển.
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đât.
- Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông
- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới.
   2. Kĩ năng:
- Phân tích hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hoàn nước.
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của sông.
  3. Thái độ
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch.
- Có ý thức bảo vệ  rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Bản đồ khí hậu thế giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh về sông; Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) Trong bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà có câu: “Nước đi đi mãi lại quay về nguồn”. Câu thơ ấy đúng hay sai? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó.
2.2. Nội dung bài mới:
Thời gian
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
9’


















15’































15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thủy quyển. (Cá nhân )
* Bước 1: GV yêu cầu HS ng/c SGK kết hợp kiến thức đã học. Hãy cho biết:
+ Khái niệm thủy quyển?
Chuyển ý: Nước trong các biển, đại dương, trên lục địa và hơi nước trong khí quyển có quan hệ gì với nhau không? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần 2.
+ Dựa vào nội dung kiến thức và hình vẽ hãy điền đúng các giai đoạn trong các vòng tuần hoàn sau:
* Vòng tuần hoàn nhỏ:

* Vòng tuần hoàn lớn:




- GV lưu ý cho HS: nước ngọt trên trái đất chỉ chiếm 3%, nước sông và hồ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: (Cặp đôi)
* Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:
Nhân tố
Ảnh hưởng đến chế độ nước sông
Chế độ nước mưa

Băng tuyết

Nước ngầm

Địa thế

Thảm thực vật

Hồ, đầm

* Bước 2: GV cho HS làm việc với bạn bên cạnh cùng tìm hiểu trả lời.
* Bước 3: GV yêu cầu đại diện HS trình bày, các em khác còn lại bổ sung. GV chuẩn kiến thức:
GV có thể gợi ý HS: Ở xích đạo, lượng mưa nhiều, mưa quanh năm, nên sông ngòi đầy nước quanh năm, ở khu vực nhiệt đới gió mùa có một mùa mưa và một mùa khô, nên sông có một mùa nước lũ và một mùa nước cạn.
- Mực nước lũ ở các sông miền Trung nước ta thường lên nhanh vì: Sông ngắn, dốc do địa hình núi lan ra sát biển, mưa khá tập trung, với lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.
- Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở những vùng núi cao, thượng nguồn của sông để điều tiết nước vì có cây sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy, đất đai đỡ bị xói mòn, cuốn trôi bạc màu.
- Sông Mêkông có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng vì có biển Hồ Tôn Lê Sáp.
- GV yêu cầu HS kể một số con sông lớn trên Trái Đất mà HS biết.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất:
(Nhóm )
* Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên thế giới hoặc các châu có những con sông này yêu cầu HS quan sát bản đồ và kênh chữ trong SGK để thảo luận hoàn thành bảng theo sự phân công:
+ Nhóm 1: Sông Nin.
+ Nhóm 2: Sông Amadôn.
+ Nhóm 3: Sông I – ê – Nit - Xây.
* Bước 2: HS điền nội dung lên bảng, và trình bày, xác định vị trí và hướng chảy của sông trên bản đồ. Các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.
* Bước 3: GV dán phiếu học tập, phản hồi thông tin chuẩn bị sẵn ở nhà đồng thời khắc sâu kiến thức cho HS về vị trí của sông, diện tích lưu vực, nơi bắt nguồn, chiều dài, nguồn cung cấp nước chính.
I./ Thủy quyển:
1. Khái niệm: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.


2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
a) vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa xuống biển.
b) Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu lục địa, ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp, mây gặp lạnh thành mưa. Ơ vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết, mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển, biển lại bốc hơi ..




II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
- Chế độ nước mưa: Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ nước mưa
- Băng tuyết: Sông do băng tuyết cung cấp cung cấp nước, có lũ vào mùa xuân do băng tan
- Nước ngầm: Điều tiết lượng nước chảy của sông.
 2. Địa thế thực vật và hồ đầm.
- Địa thế: Sông miền núi chảy nhanh hơn sông đồng bằng.
- Thảm thực vật: Điều tiết lượng nước sông
- Hồ, đầm: Điều tiết chế độ nước sông.


















III. Một số sông lớn trên Trái Đất:

Sông
Nơi bắt nguồn
Diện tích lưu vực (Km2)
Chiều dài (Km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
Nin






Amadôn






I-ê-nit-xây






Thông tin phản hồi (phần phụ lục)



3. Củng cố: (4 phút)
                1/ Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
                2/ Trình bày sự hoạt động của các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
                - Học bài theo các câu hỏi giữa và cuối bài.
                - Chuẩn bị bài mới
IV/. Phụ lục:
Sông
Nơi bắt nguồn
Diện tích lưu vực (Km2)
Chiều dài (Km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
Nin
Hồ Victoria
2.881.000
6.685
Khu vực xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt, Châu Phi
Mưa và nước ngầm
Amadôn
Dãy Anđet
7.170.000
6.437
Khu vực xích đạo, Châu Mỹ
Mưa và nước ngầm
I-ê-nit-xây
Dãy Xaian
2.580.000
4.102
Khu vực ôn đớu lạnh – Châu Á
Băng, tuyết tan


Bổ sung, rút kinh nghiệm:                                                                                                                Duyệt của tổ trưởng






















Tun 10: T 10-15/10/2011
Tiết 19 - Lp: 10A1,2,4,8,9
BÀI 16:     SÓNG. THUỶ TRIỀU. DÒNG BIỂN.


I/. Mục tiêu bài học:
                Sau bài học, HS cần:
           1. Kiến thức:
                 Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng sóng biển, thủy triều sụ phân  bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới.
           2. Kĩ năng:
- Từ hình ảnh và bản đồ, tìm đến nội dung của bài học.
- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn: tên một số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng.
3. Thái độ
- Nhận thức được nguyên nhân sinh ra thủy triều. Biết được cách vận dụng hiện tượng này trong cuộc sống
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
                - Phóng to hình trong SGK.
- Một số đoạn phim về sóng, thủy triều, dòng biển
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) Ở lớp 6, chúng ta đã biết một cách khái quát về sóng, thuỷ triều và dòng biển. Bài học hôm nay sẽ bổ sung kiến thức về sóng, thuỷ triều mà lớp 6 các em chưa học tới.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu sóng biển. (Cá nhân – 13p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS ng/c SGK kết hợp kiến thức đã học, xem đoạn phim ngắn. Hãy cho biết:
+ Sóng biển là gì?
+ Nguyên nhân sinh ra sóng biển?
+ Nguyên nhân gây ra sóng thần?
+ Mô tả đôi nét về sóng thần?
* Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung các câu hỏi sau:
+ Làm thế nào để biết sóng thần sắp xảy ra?
+ Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh nhất của sóng thần?
(Các dấu hiệu để nhận biết sóng thần: cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ sau đó nước biển sủi bọt, một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ, cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua).
Hoạt động 2: Tìm hiểu thủy triều: (Cặp đôi – 10p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ các hình trong SGK, xem đoạn phim về thủy triều, sau đó đặt câu hỏi và cho các em thảo luận với nhau:
+ Em hãy cho biết thủy triều là gì?
+ Nêu đặc điểm của thủy triều: lớn nhất lúc nào? nhỏ nhất lúc nào?
* Bước 2: HS trao đổi và thảo luận đưa ra câu trả lời.
* Bước 3: GV: Nhận xét, tổng kết và có thể mở rộng liên hệ với hiện tượng thủy triều ở Việt Nam.
+ Thuỷ triều có ý nghĩa gì đối với sản xuất và quân sự : GV cho HS phát biểu ý kiến sau đó tổng kết các ý kiến.
(Ngô Quyền lợi dụng thuỷ triều để đánh thắng quân Nguyên Mông ở sông Bạch Đằng).
* GV chuyển ý: Khi nhắc đến khái niệm dòng sông, chúng ta sẽ hình dung ngay đến những dòng sông xinh đẹp trên lục địa. Hôm nay chúng ta lại tìm hiểu những “dòng sông” không chảy trên lục địa mà chảy ngay trong biển cả.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng biển: (nhóm – 15p)
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, quan sát kĩ H.16.4, thảo luận, hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Nơi xuất phát, hướng chảy và và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng biển nóng?
Nhóm 2: Nơi xuất phát và hướng chảy của các dòng biển lạnh ở hai bán cầu?
Nhóm 3: Những dòng biển lạnh ở bán cầu Bắc thường xuất phát ở khoảng vĩ độ nào? Ở bờ nào của đại dương, chảy về đâu? Kể tên một số dòng biển lạnh?
Nhóm 4: Sự đối xứng các dòng biển nóng và lạnh giữa bờ Đông và bờ Tây đại dương ở khoảng vĩ tuyến 30 – 400 và ở vùng cực diễn ra như thế nào?
* Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày và kết hợp với chỉ hình 16.4 trên bảng hoặc bản đồ tự nhiên TG, GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung:
- Sự đối xứng giữa các dòng biển nóng và lạnh giữa bờ Đông và bờ Tây ở khoảng vĩ tuyến 30- 400 và ở vùng cực thể hiện:
VD: ở Bắc Đại Tây Dương.
  + Khoảng 300B bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng.
  + Khoảng 600B ở bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển nóng, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh.
I./ Sóng biển:
*  Khái niệm:
- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
* Nguyên nhân: chủ yếu là do gió.
* Sóng thần: Có chiều cao và tốc độ rất lớn.
Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất gây ra, núi lửa phun ngầm hoặc bão.










II. Thủy triều:
* Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương.
* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
* Đặc điểm:
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất.
  - Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất.








III. Dòng biển:
* Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của các lớp nước trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
* Phân loại: Có 2 loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
* Phân bố:
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 400 thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương chảy về xích đạo.
* VD: Dòng biển Caliphornia, Labrado.
- Ở nửa cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía xích đạo.
* VD: Grơn- len.
- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
* VD: Ơ Bắc Ấn Độ Dương.
- Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua 2 bờ các đại dương.




3. Củng cố :(5 phút)
                - Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Tác hại của sóng thần?
                - Trình bày trường hợp triều cường, triều kém.
                - Ở vùng chí tuyến, bờ phía nào của lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều, tại sao? Bờ lục địa phía nào có khí hậu lạnh và khô, tại sao?
                - Tương tự, ở vùng ôn đới?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)Chuẩn bị bài mới
-----HẾT----

Tun 10: T 17-22/10/2011
Tiết 20 - Lp: 10A51,2,4,8,9
BÀI 17:     THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG.

I/. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:
    1. Kiến thức:
- Biết khái niệm thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển.
- Trình bày được vai trò các nhân tố hình thành đất.
    2. Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
- Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố đối với sự hình thành đất.
   3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
- Một hộp mẫu đất (phẩu diện đất) của địa phương
                - Tranh ảnh về tác động của con người tới đất
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (3 phút)
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) GV giới thiệu : Đất là vật thể tự nhiên rất quen thuộc với con người. Nhưng để nhận biết chúng phải dựa vào dấu hiệu gì? Chúng khác với các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật... như thế nào? Chúng được tạo thành ở đâu?
2.2. Nội dung bài mới:

Hoạt động dạy và học
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thổ nhưỡng. ( Cá nhân – 10p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS ng/c SGK kết hợp kiến thức đã học:
+ Phân biệt các khái niệm: Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển.
+ Tại sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo.
+ Trả lời câu hỏi của mục I SGK.
* Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức:
* Chuyển ý: Đất được hình thành từ các chất hữu cơ và vô cơ do tác động của các nhân tố tự nhiên. Vậy có các nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành đất. Mỗi nhân tố có vai trò như thế nào trong việc hình thành đất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố hình thành đất: (nhóm – 25p)
* Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1,2: Thảo luận 2 nhân tố đá mẹ và khí hậu: (Nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ. Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết? Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấy ví dụ chứng minh).
+ Nhóm 3,4: Thảo luận 2 nhân tố sinh vật và địa hình: Nhân tố sinh vật và địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho VD? Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
(Gợi ý: Vai trò của sinh vật trong việc hình thành lớp mùn cho đất, sự khác nhau về hình thái của địa hình, độ cao địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới hình thành đất ).
+ Nhóm 5,6:  thảo luận 2 nhân tố là thời gian và con người: Nhân tố thời gian và con người có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm thay đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh. (Phân tích tác động của con người trên cả 2 mặt: Tích cực và tiêu cực).
* Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm góp ý:
GV chuẩn kiến thức.
GV liên hệ thực tế về hiện trạng sử dụng đất ở VN để giáo dục ý thức, thái độ bảo vệ đất cho HS.
VD: Tình trạng đốt rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư, việc lạm dụng phân hoá học trong quá trình sản xuất, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn...
- GV cho HS xem tranh ảnh về tác động của con người tới đất.

I./ Thổ nhưỡng:
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì : Là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.






II./ Các nhân tố hình thành đất:
1. Đá mẹ.
- Là những sản phẩm phá huỷ của đá gốc.
- Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu.
- Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải cung cấp chất hữu cơ cho đất.
- Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua yếu tố nhiệt, ẩm và lớp phủ thực vật.
3. Sinh vật.
- Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành đất như: tham gia vào quá trình phong hóa đá, phân giải chất hữu cơ cho đất, tổng hợp chất mùn, làm biến đổi tính chất của đất
4. Địa hình.
- Tạo điều kiện cho quá trình phong hóa nhanh hay chậm.
+ Vùng núi: đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng, quá trình hình thành đất yếu.
+ Vùng bằng phẳng: Tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng tới khí hậu, tạo ra các vành đai đất theo độ cao.
5. Thời gian.
- Là cơ sở để xác định tuổi của đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành dài hay ngắn, cường độ của các quá trình tác động.
6. Con người.
- Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
3. Củng cố: (5 phút)
                1/ Đất là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của đất.
                2/ Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật?
                3/ Trình bày tóm tắc vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)Chuẩn bị bài mới

IV./ PHỤ LỤC:

Nhân tố
Vai trò trong việc hình thành đất
Ví dụ
1. Đá mẹ
- Cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới
- Ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hoá của đất.
- Đá có nguồn gốc a xítà đất chua.
- Đá khác nhau à đất khác nhau.
2. Khí hậu

- Hình thành đất nhanh hay chậm, tầng phong hoá dày hay mỏng.
- Phá huỷ đá, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất cho đất.
- Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ.
- Khí hậu khác nhau à đất khác nhau
- Vùng nhiệt đới tầng phong hoá dày hơn vùng khí hậu lạnh.
3. Sinh vật
- Vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ.
- Rễ thực vật, vi sinh vật, động vật đào hang làm thay đổi tính chất lí hoá của đất.
- Rễ cây góp phần phá huỷ đá.
- Vi sinh vật giúp phân huỷ chất hữu cơ.
4. Địa hình
- Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành đất.
- Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc tầng đất mỏng và dễ bạc màu nếu rừng bị phá.
- Địa hình bồi tụ: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
5. Thời gian
- Tất cả quá trình hình thành đất đều cần có thời gian.
- Các miền tự nhiên khác nhau, quá trình hình thành đất khác nhauà tuổi của đất khác nhau.
- Miền nhiệt đới và cận nhiệt: tuổi đất già vì quá trình hình thành đất không bị gián đoạn.
- Miền cực và ôn đới: Tuổi đất trẻ.
6. Con người
Ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất thông qua hoạt động sản xuất.
- Tích cực: bón phân, trồng cây hợp líà bảo vệ đất, tăng độ phì cho đất.
- Tiêu cực: phá rừng, canh tác không hợp líàđất bạc màu.
-----HẾT-----

Tun 11: T 31-05/11/2011
Tiết 21 - Lp: 10A1,2,4,8,9
BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT.

I/. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:
        1. Kiến thức:
 Hiểu khái niêm sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và sự phân bố của sinh vật.
        2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS ( kĩ năng phân tích, so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường).
- Quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
        3. Thái độ
- Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, con người và sự phân bố của sinh vật.
- Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở VN và trên TG hiện nay, tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loài động thực vật.
II/. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Phản hồi và lắng nge tích cực; trình bày suy nghĩ; quản lí thời gian.
III./ Chuẩn bị của thầy trò:
- Tranh, ảnh về thực vật ở một số đới tự nhiên (đài nguyên, ôn đới, nhiệt đới...).
- Hình 18 trong SGK.
IV/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (3 phút)
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có các sinh vật sinh sống. Vậy có phải nơi nào trên bề mặt Trái Đất cũng đều có đầy đủ các sinh vật cư trú? Nếu không phải như vậy thì những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố của chúng.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinmh quyển. (cá nhân -13p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi:
+ Sinh quyển là gì?
+ Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
* Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức:
- GV: Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.
Giới hạn của sinh vật bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
* Chuyển ý: tương tự như sự hình thành và phân bố của đất, sinh vật cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật: (nhóm -22p)
* Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm lẻ: HS dựa vào nội dung SGK kết hợp vốn hiểu biết:
? Cho biết khí hậu tham gia vào sự phát triển và phân bố sinh vật qua những yếu tố nào? Cho ví dụ (nhiệt độ, nước, độ ẩm, gió…..)
? Tại sao đất lại liên quan tới sự phân bố sinh vật? Lấy ví dụ ở nước ta?
? Địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố sinh vật? Tại sao?
+ Nhóm chẵn: HS dựa vào nội dung SGK kết hợp vốn hiểu biết, cho biết:
? Thực vật và động vật có tác động qua lại lẫn nhau như thế nào? Cho ví dụ?
? Con người có ảnh hưởng gì tới sự phân bố sinh vật?
? Thời gian gần đây con người đã tác động tới sự phân bố sinh vật và môi sinh như thế nào? Tại sao? Giải pháp?
* Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm góp ý:
GV chuẩn kiến thức.

I./ Sinh quyển:
- Sinh quyển: Toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất
- Giới hạn của sinh quyển: Toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.












II./ Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật:
1. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài SV thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định
- Nước và độ ẩm: Nhiệt ẩm dồi dàoà SV phong phú và ngược lại
- Ánh sáng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
2. Đất:
Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc điểm lí, hoá và độ phì.
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
- Vành đai SV thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai SV khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của ĐV.
- Mối quan hệ giữa ĐV và TV rất chặt chẽ vì:
+ Thực vật là nơi cư trú của động vật
+ Thức ăn của động vật
5. Con người
- Tích cực: Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi.
- Tiêu cực: Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng. 
3. Củng cố: (5 phút)
                * GV yêu cầu HS đóng hết sách vở nhắc lại:
1) Khái niệm sinh quyển? Giới hạn, phạm vi của sinh quyển.
2) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của sinh vật.
3) Tìm những VD ở VN chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đối với sự phân bố của sinh vật.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1 phút ) Làm các câu 2,3 trang 68 SGK. Chuẩn bị bài mới.
----HẾT-----

Tun 11: T 31-05/11/2011
Tiết 22 - Lp: 10A1,2,4,8,9
BÀI 19 : SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐÂT TRÊN TRÁI ĐẤT.


I/. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
                - Hiểu được các quy luật phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét, phân tích bản đồ, tranh ảnh, lược đồ để rút ra các kết luận.
                - Nhận biết được các kiểu thảm thực vật chính.
  3. Thái độ
 Quan tâm tới sự phân bố và những thay đổi của môi trường tự nhiên.
II/. Chuẩn bị của thầy trò:
                - Bản đồ Các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
                 - Một số tranh ảnh về các thảm thực vật trên Trái Đất (nếu có).
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (3 phút)
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (2 phút) : GV: Bài trước các em đã học về sinh quyển. Tiết này các em lại được tìm hiểu tiếp về sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất để xem đất và sinh vật phân bố như thế nào? Sự phân bố này có tính quy luật không? Vì sao?
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thảm TV và đất. (cá nhân – 7p)
Dựa vào SGK, vốn hiểu biết:
- Cho biết thế nào là thảm thực vật?
- Sự phân bố các thảm thực vật và đất trên thế giới phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
- Sự phân bố của các thảm thực vật và đất tuân theo quy luật nào?
* Chuyển ý: Sự phân bố phụ thuộc nhiều vào khí hậu, mà khí hậu thay đổi theo vĩ độ và độ cao  
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ: (nhóm – 22p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, bảng thống kê trang 69 SGK, H19.1, 19.2, các hình trong bài trả lời câu hỏi:
+ Từ xích đạo về 2 cực có những đới cảnh quan nào?
* Nhóm 1,2 : Tìm hiểu về TV và đất ở đới lạnh.
* Nhóm 3,4 : Tìm hiểu về TV và đất ở đới ôn hoà.
* Nhóm 5,6 : Tìm hiểu về TV và đất ở đới nóng.
+ Lấy ví dụ minh hoạ cho sự thay đổi về phân bố giữa khí hậu, thảm thực vật, đất
* Bước 2: Đại diện HS lên trình bày, nhóm khác quan sát bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức:
Hoạt động 3: Tìm hiểu Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao: (cả lớp – 5p)
* Bước 1: GV đặt câu hỏi:
- Vì sao lại có sự thay đổi các vành đai thực vật và đất theo độ cao?
- Quan sát hình 19.11 em hãy cho biết từ chân núi lên đỉnh sườn Tây dãy Caucase (kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải) có các vành đai thực vật và đất nào?  Giải thích?
* Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.


- Thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật chung sống trên một vùng rộng lớn.
- Các thảm thực vật và đất phân bố theo vĩ độ và độ cao địa hình.



I./ Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ:
- Bảng trong SGK trang 69. Làm thêm phần phạm vi phân bố của thảm TV và đất.










II./ Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao:

- Nguyên nhân do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao
   - Thực vật và đất hình thành thành vành đai từ thấp lên cao, trong đó thảm thực vật phong phú nhất tập trung ở độ cao 1200 – 1600 m
3. Củng cố: (5 phút)
1/ Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm TV và đất theo vĩ độ, theo độ cao?
                2/ Dựa vào hình 19.1, 19.2, hãy cho biết dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và các nhóm đất nào? Chúng thuộc đới khí hậu nào? Phân bố ở phạm vi các vĩ tuyến nào?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
- Học bài theo các câu hỏi giữa và cuối bài.
                - Tìm hiểu trước bài học mới
IV./ PHỤ LỤC
Môi trường địa lí
Kiểu KH chính
Kiểu thảm TV chính
Nhóm đất chính.
Phân bố chủ yếu
Đới lạnh
Cận cực lục địa
Đài nguyên
Đài nguyên
Khoảng 650B trở lên ở rìa Bắc Âu- Á, Bắc Mĩ.
Đới ôn hoà
Ôn  đới lục địa (lạnh)
Rừng lá kim.
Pôtdôn.
Bắc Âu- Á, Bắc Mĩ.
Ôn đới hải dương
Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
Nâu và xám.
Tây và Trung Âu, Đông Hoa Kì.
Ôn  đới lục địa (nửa khô hạn)
Thảo nguyên.
Đen.
Nội địa Âu- A, Bắc Mĩ ( khoảng 30-500B)
Cận nhiệt gió mùa.
Rừng cận nhiệt ẩm.
Đỏ, vàng.
Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kì.
Cận nhiệt Địa Trung Hải.
Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Nâu đỏ.
Ven ĐTH, Tây Hoa Kì, Đông Và Tây Nam Oxtrâylia.
Cận nhiệt lục địa.
Hoang mạc và bán hoang mạc.
Xám.
Nội địa Châu A, Bắc Phi, Tây A, nội địa Oxtrâylia, Tây Nam Phi.
Đới nóng
Nhiệt đới lục địa.
Xavan.
Đỏ, nâu đỏ.
Trung và Nam Phi, Trung Nam Mĩ.
Nhiệt đới gió mùa.
Rừng nhiệt đới ẩm.
Đỏ vàng(feralit).
Nam A, Đông Nam A, Trung Phi, Trung Và Nam Mĩ.
Xích đạo.
Rừng xích đạo
Đỏ vàng(feralit).

Độ cao (m)
Vành đai thực vật.
Đất.
0 – 500
500 –1.200
1.200 – 1.600
1.600 – 2.000
2.000 – 2.800
Rừng sồi.
Rừng dẻ.
Rừng lãnh sam.
Đồng cỏ núi.
Địa y và cây bụi.
Đất đỏ cận nhiệt.
Đất nâu.
Đất pốtdôn.
Đất đồng cỏ núi.
Đất sơ đẳng xen lẫn đá.

----HẾT-----
Tun 12: T 07-12/11/2011
Tiết 23 - Lp: 10A1,2,4,8,9
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

I/. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
                - HS biết được khái niệm của lớp vỏ địa lí.
                - Trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất, hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; nguyên nhân, các biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. 
2. Kĩ năng
                - Biết nhận xét và phân tích kênh hình để rút ra các kết luận cần thiết.
                - Lấy được các ví dụ minh hoạ về tác động tiêu cực của con người vào tự nhiên.
                - Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên.
3. Thái độ, hành vi
                - HS quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
II/. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Phản hồi và lắng nge tích cực; trình bày suy nghĩ; quản lí thời gian.
III/. Chuẩn bị của thầy trò::
                - Các tranh ảnh về rừng bị tàn phá, lũ lụt.
                - Bản đồ Hình thể Việt Nam.
                - Hình 20.1 phóng to
IV/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (3 phút)
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (2 phút) : GV: Các em đã được học tất cả các quyển của lớp vỏ Trái Đất, mỗi quyển có quy luật phát triển riêng nhưng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một quy luật nhất định. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy luật quan trọng của lớp vỏ địa lí
2.2. Nội dung bài mới:

Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp vỏ địa lý.(cặp- 12p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục I SGK kết hợp  quan sát hình 20.1, cho biết:
+  Lớp vỏ địa lí gồm những quyển nào?
+ Giới hạn, đặc điểm của lớp vỏ địa lí.
+ So sánh lớp vỏ địa lí với lớp vỏ Trái Đất?
* Bước 2: HS thảo luận và trình bày. GV chuẩn kiến thức.
- GV xác định lại giới hạn của lớp vỏ địa lí trên H.20.1 và nêu các thành phần của nó.
Chuyển ý: Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các qui luật tự nhiên chi phối


Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: (nhóm- 22p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK nêu khái niệm của quy luật và nguyên nhân tạo nên quy luật.
- GV gọi vài HS phát biểu và hỏi thêm:
+ Thế nào là mối quan hệ qui định lẫn nhau?
+ Giải thích nguyên nhân hình thành quy luật?



* Bước 2: Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí được thể hiện như thế nào? (nhóm)
- HS thảo luận để chỉ rõ các ví dụ, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả và kết quả có phải là nguyên nhân mới hay không.
- Đại diện HS trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV cho HS hiểu được hiện tượng lũ lụt hiện nay đang tàn phá miền Trung 1 phần do con người đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần của tự nhiên làm thay đổi các thành phần đó.
Hoạt động 3: tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của quy luật: (cá nhân- 5p)
* Bước 1: GV yêu cầu HS nêu:
+ Các ví dụ về tác động tiêu cực của con người vào tự nhiên gây ảnh hưởng đến cảnh quan.
+ Tại sao lại phải nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh?
* Bước 2: HS phát biểu
- GV chuẩn kiến thức.
I./ Lớp vỏ địa lí:
- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất  bao gồm các lớp vỏ bộ phận như: Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau
- Độ dày của lớp vỏ địa lí  khoảng 30 đến 35km.







II./ Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:
1. Khái niệm
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
* Nguyên nhân: do các thành phần của lớp vỏ địa lý đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

2. Biểu hiện của quy luật
Trong 1 lãnh thổ:
- Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.


3. Ý nghĩa thực tiễn.
Cần phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
3. Củng cố: (5 phút)
1/ Nêu khái niệm vỏ địa lí. Phân biệt cỏ địa lí với vỏ Trái Đất.
                2/ Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
                3/ Em có dự định gì để góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương em?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:: (1 phút) 
- Học bài theo các câu hỏi giữa và cuối bài.
                - Tìm hiểu trước bài học mới

----HẾT-----

Tun 12: T 07-12/11/2011
Tiết 24 - Lp: 10A1,2,4,8,9
BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI


I/. Mục tiêu bài học: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
                - Nắm khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.
                - Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện năng lực tư duy (Phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.
3. Thái độ, hành vi
                - Có ý thức về tự nhiên, quan tâm tới sự thay đổi của môi trường tự nhiên, cân nhắc với những hành động của mình có liên quan tới môi trường.
   II/. Chuẩn bị của thầy trò:
                - Lược đồ cảnh quan tự nhiên : các kiểu thảm TV và các nhóm đất chính trên thế giới.
                - Một số tranh ảnh
                - Hình 12.1, 18, 19.11 phóng to
III/. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
                - Nêu khái niệm vỏ địa lí. Phân biệt cỏ địa lí với vỏ Trái Đất.
                - Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
2. Bài mới:
2.1 Mở bài: (1 phút) : GV giới thiệu : Chúng ta đều biết rằng là càng lên núi cao càng lạnh, các kiểu thực vật, các loại đất, chế độ gió...cũng khác nhau. Sự phân bố của thảm thực vật và đất ở vùng núi có nhiều nét tương tự như từ xích đạo về 2 cực. Vậy sự phân bố của chúng là ngẫu nhiên hay tuân theo quy luạt của tự nhiên.
2.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy luật địa đới.(cặp-15 phút )
* Bước 1: GV cho HS quan sát hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học:
+ Đọc tên các vành đai nhiệt, các đới khí hậu, vành đai khí áp trên Trái Đất ?
+ Nhận xét - Giải thích sự thay đổi của thổ nhưỡng, sinh vật (cảnh quan) xích đạo về cực.
+ GV khẳng định biểu hiện đó là gì?
+ Quy luật địa đới là gì?
* Bước 2: HS trình bày. GV chuẩn kiến thức.
+ Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí lại thay đổi như vậy?
- GV vẽ nhanh hình lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi của tia sáng Mặt Trời khi đến Trái Đất từ xích đại về 2 cực, ảnh hưởng của nó.
- HS tự rút ra nguyên nhân của quy luật địa đới.



 






- GV khác sâu kiến thức bài 20: tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của bức xạ.
- Qua các bài học đã học hãy nêu những biểu hiện của qui luật?
- HS dựa vào các hình ảnh và kiến thức ở bài trước để trả lời.

Chuyển ý: GV yêu cầu 1 HS nhắc lại khái niệm quy luật địa đới, nguyên nhân. Hỏi : Trong mỗi đới nếu đi theo chiều kinh tuyến (từ Tây - Đông hoặc ngược lại) thì cảnh quan có đồng nhất không? Tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy luật phi địa đới:(Cá nhân -8p)
* Bước 1: HS dựa vào hình 18, 19.1, 19.11 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học
+ Đọc tên các thảm thực vật theo chiều kinh tuyến, tại sao có sự thay đổi đó ?
+ Đọc tên các vành đai thực vật, đất theo chiều cao, giải thích sự thay đổi đó.
+ Quy luật phi địa đới là gì? Và nguyên nhân của nó ?
* Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện của quy luật phi địa đới:(nhóm -10p)
* Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quy luật địa ô?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quy luật đai cao?
* Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
I./ Quy luật địa đới:
1. Khái niệm
- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ
* Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái Đất và lượng bức xạ mặt trời nhận được trên bề mặt Trái Đất giảm dần từ xích đạo về cực.

















2. Biểu hiện của quy luật
- Hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
- Hình thành các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
- Hình thành các đới khí hậu trên Trái Đất
- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.





II./ Quy luật phi địa đới:
1. Khái niệm
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần đia lí và cảnh quan
* Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã gây nên các vận động kiến tạo, đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất như ngày nay.

2. Biểu hiện của quy luật
a) Quy luật đai cao.
- Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
- Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất, thực vật theo độ cao( H.18 và 19.1).
b) Quy luật địa ô
- Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu bị phân hoá từ Đông sang Tây.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
( VD H.19.1 Tr.70 SGK).
 Þ Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau.
3. Củng cố: (5 phút)
+ Tính địa đới, phi địa đới là gì? Nguyên nhân sinh ra qui luật địa đới và phi địa đới?
                + Nêu ví dụ chứng minh qui luật địa đới.
                + Nêu ví dụ chứng minh qui luật phi địa đới.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
- Học bài theo các câu hỏi giữa và cuối bài.
                - Tìm hiểu trước bài học mới

----HẾT-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét